Nên ăn gì khi mắc bệnh vôi hóa xương khớp
Mắc bệnh vôi hóa xương khớp nên ăn các loại hoa quả như: ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm đặc biệt tốt cho người bị vôi hóa xương khớp (gai xương khớp).
Thức ăn chứa nhiều can xi như sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,... đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.
Các loại thủy sản như tôm, cua, các loại cá nhỏ nguyên xương (chứa nhiều canxi)
Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương.
Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu phụ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Các loại rau củ như cả rốt, củ dền, bí đỏ giàu vitamin A, vitamin E giúp bảo vệ bao khớp, đầu xương. Ngoài ra người bị vôi hóa xương khớp nên ăn nhiều cà chua vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.
Nên ăn gì khi mắc bệnh vôi hóa xương khớp |
Các loại rau xanh như: súp lơ xanh, bông cải xanh chứa nhiều vitamin K, C, giúp xương chắc khỏe
Những thực phẩm nên hạn chế khi bị vôi hóa xương khớp
Đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu
Chất kích thích
Đồ uống có ga, có cồn như: bia, rượu, thuốc lá,...
Các loại thịt màu đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn chua, chứa nhiều muối.
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì những người bị vôi hóa xương khớp (gai xương khớp) cần chú ý tập luyện thích hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng. Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa http://coxuongkhoppcc.com/bam-huyet-chua-dau-than-kinh-toa.html
Thường thì những người bị vôi hóa xương khớp, gai xương khớp thường sợ cử động vì càng cử động lại càng đau. Nhưng đó là một sai lầm bởi việc không vận động sẽ làm cho các khớp bị tê cứng, bệnh càng nặng hơn.
Do đó khi bị vôi hóa xương khớp người bệnh cần vận động nhẹ nhàng phù hợp để khớp được hô hấp, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Tuy nhiên cũng không nên vận động quá mạnh gây đau đớn và dễ chấn thương các khớp.
Khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Hạn chế chân, tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa.
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).
►Xem thêm: Viêm khớp ngón chân
Nhận xét
Đăng nhận xét